U nhú đảo ngược

U nhú đảo ngược

invertedinverted2

 

Bệnh u nhú đảo ngược chiếm tỷ lệ 0,5-7% trong tất cả các loại u ở mũi. Nam gấp 4 lần ở nữ. Nguyên nhân của bệnh không rõ. Thường kết hợp với virus gây u nhú ở người nhưng không có các yếu tố dị ứng hay polyp mũi xoang. U thường xuất phát từ thành bên của mũi xoang và hiếm khi tìm thấy ở vách ngăn mũi. U thường xuất phát từ khe giữa và xoang liên quan nhiếu nhất là xoang hàm, sau đó là xoang sàng và sau cùng là xoang bướm và xoang trán.

U nhú đảo ngược thường chỉ có một bên, tỷ lệ xuất hiện hai bên chiếm khoảng 13%. Tỷ lệ loại nhiều khối u chiếm 4%.

Về mặt lâm sàng: U nhú đảo ngược có ba đặc tính lâm sàng chính: thứ nhất là có khuynh hướng tái phát; thứ hai là phá hủy cấu trúc mô xung quanh; thứ ba là thường kết hợp với ung thư.

Bệnh nhân bị u nhú đảo ngược thường có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi và chảy máu mũi một bên. Trong trường hợp u phát triển to bệnh nhân có thể có thêm các triệu chứng nặng mặt, nhức đầu và mất mùi.

Khi thăm khám lâm sàng không phải lúc nào cũng phân biệt được u nhú đảo ngược và polyp mũi xoang một cách dễ dàng, mặc dù u nhú đảo ngược thường cứng hơn và ít trong suốt hơn polyp mũi xoang.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy dấu hiệu đặc trưng của u nhú đảo ngược là tăng sinh biểu mô như hình ngón tay chỉ ngược vào lớp dưới biểu mô.

Squamous cell carcinoma là loại ung thư thường hết hợp với u nhú đảo ngược.

Giải phẫu bệnh học còn chia u nhú đảo ngược ra 3 loại: thứ nhất là loại u nhú dạng nấm

(fungiform papillomas ) thì không có nguy cơ ác tính; thứ nhì là u nhú đảo ngược đơn thuần (inverted papillomas) có nguy cơ phát triển thành ung thư từ 5 đến10%; thứ ba là u nhú đảo ngược hình trụ (cylindrical papillomas) có tỷ lệ chuyển thành ác tính cao nhất từ 14-19%.

Không có sự liên quan giữa số lần tái phát và sự phát triển thành ác tính.

Điều trị bệnh lý u nhú đảo ngược là điều trị ngoại khoa.

Cách phẫu thuật kinh điển là mỗ hở đường theo đường rạch da cạnh mũi, có thể cắt xương hàm trên để lấy trọn vẹn khối u.

Phẫu thuật nội soi thường thực hiện với tỷ lệ thành công cao cho các trường hợp khối u còn giới hạn ở cuốn dưới, khe giữa và cuốn giữa.

Tỷ lệ tái phát cho cả hai loại phẫu thuật mỗ hở và phẫu thuật nội soi là từ 10%-75% tùy theo từng nghiên cứu.