Bệnh về họng và thanh quản

Bệnh về họng và thanh quản

Viêm amiđan cấp tháo lui sau 5-7 ngày

 

TO - Con gái tôi bị viêm amidan, sốt kéo dài trên một tuần đã điều trị kháng sinh nhưng chưa khỏi hẳn, hiện nay vẫn còn ho có đờm. Tôi muốn hỏi làm cách nào để long đờm cho cháu? (Đinh Thị Hạnh)

 Picture37

Tư vấn của bác sĩ

Nếu con gái của chị đã được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chẩn đoán bị viêm amiđan cấp mà điều trị một tuần rồi vẫn chưa khỏi hẳn, chúng tôi cho rằng cần xem lại chẩn đoán có thật sự chính xác chưa, nếu chẩn đoán đã chính xác thì việc điều trị chắc chắn chưa hoàn toàn phù hợp. Vì các trường hợp viêm amiđan cấp do vi trùng nếu điều trị đúng thì triệu chứng sẽ giảm trong vòng 48 giờ và bệnh thường hoàn toàn chấm dứt sau 5 hoặc 7 ngày.

Trường hợp của cháu đã uống kháng sinh mà ho vẫn có đờm có thể cháu bị viêm phế quản cấp do siêu vi, do vậy để long đờm và giảm ho cháu cần điều trị với thuốc long đàm và thuốc kháng viêm phù hợp. Chúng tôi nghĩ nên đưa cháu tái khám vì không phải lúc nào chẩn đoán cũng chính xác 100% ngay trong lần đầu như ý muốn của người bệnh cũng thấy thuốc.

ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)

Viêm amiđan cấp tháo lui sau 5-7 ngày

 

TO - Con gái tôi bị viêm amidan, sốt kéo dài trên một tuần đã điều trị kháng sinh nhưng chưa khỏi hẳn, hiện nay vẫn còn ho có đờm. Tôi muốn hỏi làm cách nào để long đờm cho cháu? (Đinh Thị Hạnh)

 Picture37

Tư vấn của bác sĩ

Nếu con gái của chị đã được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chẩn đoán bị viêm amiđan cấp mà điều trị một tuần rồi vẫn chưa khỏi hẳn, chúng tôi cho rằng cần xem lại chẩn đoán có thật sự chính xác chưa, nếu chẩn đoán đã chính xác thì việc điều trị chắc chắn chưa hoàn toàn phù hợp. Vì các trường hợp viêm amiđan cấp do vi trùng nếu điều trị đúng thì triệu chứng sẽ giảm trong vòng 48 giờ và bệnh thường hoàn toàn chấm dứt sau 5 hoặc 7 ngày.

Trường hợp của cháu đã uống kháng sinh mà ho vẫn có đờm có thể cháu bị viêm phế quản cấp do siêu vi, do vậy để long đờm và giảm ho cháu cần điều trị với thuốc long đàm và thuốc kháng viêm phù hợp. Chúng tôi nghĩ nên đưa cháu tái khám vì không phải lúc nào chẩn đoán cũng chính xác 100% ngay trong lần đầu như ý muốn của người bệnh cũng thấy thuốc.

ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)

Nang vòm hầu và vôi hóa amiđan

 

TT - Cách đây vài tháng tôi đi khám nội soi và chụp CT thì phát hiện bị nang vòm hầu, vôi hóa amiđan. Xin cho biết nang vòm hầu và vôi hóa amiđan là gì, có nguy hiểm không? (Nguyễn Văn Tự)

 Picture31

Tư vấn của bác sĩ

Nang vòm hầu hay còn gọi là nang ở vòm mũi họng, hoặc nang Tornwaldt là nang lành tính. Nang được tạo thành do sự tồn dư bẩm sinh của lớp trung bì và ngoại bì ở vùng vòm mũi họng trong giai đoạn phôi thai. Nếu nang có kích thước nhỏ, người bệnh không có triệu chứng. Nang thường được phát hiện tình cờ khi nội soi vòm mũi họng, chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ vì một lý do khác và trường hợp này bệnh nhân không cần điều trị. Nếu nang có kích thước lớn, gây chèn ép có thể có các triệu chứng như ngủ ngáy, nghẹt mũi, ù tai, viêm tai giữa tiết dịch, chảy mũi sau, khi nang nhiễm trùng người bệnh sẽ có hơi thở hôi, nhức đầu, đau và cứng cổ. Trường hợp này nang cần được điều trị bằng phẫu thuật nội soi vòm mũi họng. Sau đó sẽ điều trị bằng kháng sinh kháng viêm và giảm đau, 5-7 ngày bệnh có thể khỏi hẳn.

Vôi hóa amiđan, hay còn gọi là sỏi amiđan, tức là trên bề mặt amiđan hoặc trong ngách amiđan có những tinh thể màu trắng hoặc vàng nhạt. Khi phân tích người ta thấy các tinh thể này có các thành phần bao gồm canxi, các loại chất khoáng phốtpho, manhê, amôniăc, xác vi khuẩn, thức ăn và chất tiết của mô lymphô của amiđan... Đây cũng là một tình trạng hoàn toàn lành tính, nhưng ở một số bệnh nhân tình trạng này gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc đau lan lên tai rất khó chịu. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Cách điều trị tận gốc là cắt amiđan.

 

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (Bệnh viện FV TP.HCM)

Sẹo hẹp thanh khí quản do chấn thương

 

TTO - Tôi bị tai nạn giao thông phải điều trị chấn thương sọ não, trong thời gian hôn mê tôi được thở bằng máy. Sau khi xuất viện tôi bị khó thở và chuyển qua BV Chợ Rẫy, bác sĩ mở khí quản đặt canule. Một năm sau  tôi có xuống BV Chợ Rẫy mổ lại nhưng không lấy canule ra được vì bị sẹo hẹp khí quản. Sau này có mổ lại 2 lần tại Bệnh viện Tai mũi họng nhưng vẫn không hết và bây giờ đã đeo canule (ống thở đặt trong khí quản) 9 năm. Xin hỏi bệnh tôi có điều trị được không và phải điều trị ở đâu? (Nguyễn Thị Thùy Dung)

Tư vấn của bác sĩ

Chào chị Dung,

Thành thật chia buồn với chị, trên toàn thế giới vấn đề sẹo hẹp thanh khí quản do chấn thương, vết thương do nhiều nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị một cách có hiệu quả hoàn toàn.

Ở nước ta, từ Bắc vào Nam có không ít bệnh nhân phải đeo canule suốt đời vì căn bệnh nghiệt ngã này. Chị đã được điều trị tại các cơ sở chuyên khoa lớn của cả nước rồi mà không chữa được, chúng tôi nghĩ chị nên sống chung với canule một cách hòa bình, khi nào có phương pháp mới khả quan, các cơ sở trên sẽ mời chị lên tiếp tục điều trị với mong muốc bỏ được canule cho chị.

 * Năm nay tôi 33 tuổi, tại điểm xương lồi ra (phía sau tai trái) của tôi thường ngày có một cục hạch nhỏ, bên phải cũng có, nhưng khoảng 3,4 ngày nay ở phía bên trái cục hạch ngày càng to lên, không đau, sờ vào thấy khối di chuyển. Hiện tôi sốt nhẹ, họng nuốt đau. Cho hỏi tôi bị bệnh gì? (Nguyễn Quang Hưng)

 - Trường hợp của anh là hạch viêm sau tai, hạch này có kích thước bé hơn 2cm, di động, không đau, thỉnh thoảng có thể gia tăng kích thước khi có nhiễm trùng vùng tai mũi họng. Khi anh bị sốt và đau họng chắc chắn là có viêm họng hoặc viêm amiđan, do vậy hạch sẽ to hơn là điều tất yếu.

ThS, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (Khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)